Liên Mạng Việt San

[ Trang Liên Mạng]

[ Thời Sự VN ]

[ Bình Luận ]

[ Văn Học và Lịch Sử­]

[ Vườn Thơ ]

[ Radio/TV Online ]

Bài Đã Đăng

Trang Bài Cũ

Mục Thư Cũ

Chinh t hức thành lập ngày28/12/2005 Copy Right by Nhất Thanh

Mọi bài vỡ xin đóng góp và gửi vể Liên Mạng Việt San lienmang_vietsan@yahoo.com 

 

Mấy lời nói thẳng với bọn lãnh tụ « đánh trâu »

Bài Viết Đăng Nhập vào: Monday, November 20, 2006

<< Trở Lại Trang Đầu

Lê Hùng Bruxelles.


Vài lời nói dầu

Nhân đọc mấy bài cuả hai ký giả lão thành Sơn Điền Nguyễn viết Khánh và Tưởng năng Tiến đăng tải trên diễn đàn Việt báo và Đàn chim Việt đề cập đến một số hội đoàn chống cộng chuyên « chụp mũ » những ai không theo tổ chức cuả mình, nên tôi phải mất công viết bài nầy để thưa thẳng với một vài ông chủ tịch Hội đoàn đấu tranh chính trị tại hải ngoại là nên chấm dứt việc xúi dục một số thuộc hạ hung hăng, khờ khạo dấu tên, cứ tin vào sức mạnh « bắp thịt đấm đá», muốn làm gì thì làm. Bởi lẽ, nếu qúy vị cố ý chủ trương như vậy thì cũng chẳng đi đến đâu mà còn để cho cộng đồng xem thường qúy Vị và qúy hội đoàn chẳng bao giờ làm nên được trò trống gì ! Chừng nào qúy vị loại bỏ được bọn chuyên nghề « đánh trâu » ra khỏi tổ chức thì may ra mới có sức mạnh và được nhiều người kính phục.. Đấy cứ xem, bên Sydney (Úc châu) tên côn đồ Lại văn Đức nào đó đã lợi dụng tên tuổi đảng Việt tân đi hành hung và hăm dọa ký giả Phạm thanh Phương cuả tờ báo Saigon Times, đã đưa đảng Việt tân mang tiếng chịu lời thì đủ rỏ !. Khi một thành viên cuả một đảng đã hành xử một việc có tai hại cho đảng mà người lãnh đạo tổ chức không lên tiếng, thì tên lãnh đạo đó cũng chỉ là bọn ma nớp, ngu xuẫn mà thôi.

Trong cuộc tranh đấu cho Tự do và Dân chủ hôm nay, người lãnh đạo nên nghe theo lời Moïse dạy : « Không nên xin đối thủ một ân huệ cho mình, mà nên tìm cách khuếch đại những điểm yếu cuả đối thủ ». Bởi lẽ rất dễ hiểu đấu trường là cả không gian rộng rải thênh thang và thời gian thì dài vô tận. Những cảnh « chụp mũ » và lối dùng « bắp thịt » để trấn át và dọa nạt kẻ khác chỉ là gián tiếp trau dối thêm ý chí cuả địch thủ mà thôi. Hơn nữa, xin qúy vị nên hiểu cho rằng ở tại các xứ dân chủ và tự do, pháp luật không để cho qúy vị thao túng kiểu rừng rú như ở tại Việt nam. Há lẻ xưa nay qúy vị đã quen lề thói « văn minh bắp thịt », không loại bỏ nỗi cái văn hoá cổ lỗ đó, nên lầm tưởng rằng trong xã hội người Việt chỉ có người khiếp nhược và người sợ hãi hay sao ?. Tôi nghĩ rằng qúy Vị không hiểu tại hải ngoại rất nhiều người Việt hôm nay đã hấp thụ loại văn hoá văn minh hơn và nhất là họ rất cứng đầu.


Con người sợ hãi.

Khi bàn đến triết gia R. Descartes thế kỷ 17, người ta thường nhắc câu «tôi suy nghỉ tức là tôi hiện hữu » để xác nhận sự hiện hữu con người. Thực chất là cái « tôi » cuả con người đang sống và suy nghỉ. Nhưng chúng ta vì chưa phân tách kỷ, nên chưa hiểu cách thấu triệt trạng thái sự hiện hữu mà Descartes đề cập như thế nào ?. Theo tôi, thì sự hiện hữu cuả Descartes muốn nói là sự « hiện hữu động » (existence vivante). Chủ thể giới thiệu chủ thể.

Chẳng khác nào như trong ngày biểu dương lực lượng cuả một Hội đoàn, lời phát biểu cuả những vị đại diện là cách giới thiệu thế đứng cuả mình, giới thiệu lập trường cuả mình để cho mọi người biết. Như vậy có nghĩa là sự « hiện hữu động » có tác dụng liên quan đến kẻ khác. Giữa cái « tôi » và tha nhân.

Đến đây có người sẽ đưa ra câu hỏi trong trường hợp đứa trẻ sơ sinh khóc vì đói và người mẹ phải chạy đến cho sữa, thì cũng gọi là sự « hiện hữu động » hay sao ?. Vì chủ thể (tiếng khóc) đã có tác dụng đến kẻ khác (người mẹ). Xin trả lời ngay : « sự kiện nầy không gọi là hiện hữu động được ». Tiếng khóc cuả đứa trẻ khi lọt lòng chỉ là phản xạ cuả bản năng. Cái bản năng tự nhiên (instinct naturel) cuả một sinh vật không cần suy nghĩ. Tiếng khóc cuả đứa bé không do sự thôi thúc cuả lý trí. Tiếng khóc cuả đứa bé không tự nó giới thiệu cho nó. Chủ thể không giới thiệu chủ thể.

Tóm lại, sự « hiện hữu động » có tác dụng liên quan giữa cái « tôi » với kẻ đứng ở « ngoài cái tôi ». Chủ thể nói lên mục tiêu đã suy nghĩ, còn gọi là tư duy. Mục đích có ý ràng buộc sự sống cuả mình (tôi) với sự sống cuả kẻ khác (ngoài cái tôi).

Trái với sự « hiện hữu động » là sự « hiện hữu tịnh » (existence pure). Đây là hình ảnh những bản in mầu mè phân phát trong ngày biểu dương lực lượng cuả tổ chức. Bản in kia không phát biểu gì cho nó, nhưng nó được gán cho một cái hiện hữu « truyền đơn » cuả những người đến tham dự cuộc biểu tình. Chủ thể không giới thiệu chủ thể, nhưng người đọc bản in nầy đã hiểu tờ truyền đơn muốn gì.Chẳng khác nào những bản kinh tôn giáo, người tín hữu chỉ cần liếc mắt qua đã biết đó là lời dạy cuả Chúa Jésus hay cuả Đức Phật Thích ca. Các truyền đơn hay các sách kinh (chủ thể) không giới thiệu nó (chủ thể).

Đây cũng là hình ảnh cuả một vị thiền sư trong khi ngồi thiền tịnh khẩu. Sự « hiện hữu tịnh » không tự nó bộc phát ra ngoài. Hình ảnh vị thiền sư ngồi nhắm mắt diễn tả sự hiện hữu cuả ông ta trước tha nhân. Vị thiền sư không giới thiệu về cái « tôị » hiện hữu cuả ông ta, mà là sự hiện hữu cái « tôi » cuả ông ta là do người khác gắn vào. Vị thiền sư khi ngồi tịnh không cần nói, bởi lẽ sự « hiện hữu tịnh » cuả ông ta đã tạo nên những câu trả lời trước (réponses d’avance) các câu hỏi cuả tha nhân. Khi ngồi thiền, ý nghĩ cuả vị thiền sư là cây hoa hồng đầy hoa, là Mẹ Maria hiền từ, là Bồ tát Quán âm đức độ, là Mâu Ni diệt khỗ.... Cái « tôi » cuả vị thiền sư kia không bộc lộ ra ngoài. Có thể nói sự hiện hữu tịnh là cái « tôi » đang sống cho thế giới riêng tư.

Từ đây chúng ta suy ra con người hiện hữu (biết suy nghĩ) hôm nay đang sống trong hai thế giới khác biệt nhau. Thế giới động dành cho sự hiện hữu động và thế giới tịnh dành cho sự hiện hữu tịnh. Vì vậy, nên chúng ta không lạ gì khi con người phóng ra ngoài biên giới cuả thế giới (hoặc động / hoặc tịnh) họ đang sống, thường mang tâm trạng sợ hãi. Lý do là vì không quen lối sống đó. Sợ mình sẻ không biết dùng lời ăn tiếng nói thế nào cho hợp với thế giới lạ kia. Hoặc sợ mình phô trương lực lượng chưa đúng lúc, chưa hợp thời, làm cho nhiều người nghi ngờ xa tránh. Những tính toán, những do dự là mào đầu cho sự sợ hãi khi cái « tôi » con người dự phóng ra ngoài biên giới cuả thế giới mình đang sống.

Đây là tâm trạng cuả đôi nam nữ lúc gặp nhau lần đầu. Tình yêu thì chất chứa đầy con tim, nhưng thốt ra một lời thì thật là khó. E thẹn. Ngượng ngùng. Vì không biết người đối diện sẽ nghỉ sao về mình. Ôi biết bao nhiêu là sợ hãi vu vơ để rồi không bên nào dám thốt ra lời! Ngày tháng cứ trôi qua, cô cậu cứ sợ hãi rằng « nghèo mà ham », để rồi ấm ức vì « cuộc tình đã bay đi ».

Trong giờ nghỉ học, thế giới giữa thầy giáo và cô cậu học sinh không có gì phân biệt, nên chẳng có gì hồi hộp, sợ hãi.Trái lại khi ngồi trong lớp học thì thế giới cuả vị giáo sư rất khác với thế giới cô cậu học sinh. Chẳng hạn trường hợp cô học sinh không thuộc bài mà bị ông giáo gọi lên bảng, thì chắc rằng không tránh được sợ hãi. Sợ ông giáo cho điểm xấu. Sợ cha mẹ rầy la. Sợ mấy thằng oắt con trong lớp thừa cơ cười nhạo.

Những « việt kiều tỵ nạn cộng sản » trong lần đầu về thăm quê hương xứ sở, dù là đã nhận được giấy visa cuả toà đại sứ Việt cộng cấp, nhưng khi máy bay vừa chạm mặt đất Nội bài hay Tân sơn nhứt, không khỏi bâng khuâng lo lắng rằng an ninh mình có gì bảo đảm? Mình phải đút lót thế nào để qua mặt công an hoặc về nhà nói năng thế nào cho hợp với bà con làng nước ? Trong khi đó, mấy tên công an hãi cảng không phải họ không sợ hãi. Ít ra họ cũng phải nghĩ trước về cách đối đáp với kiều dân thế nào để tránh được lời chua cay móc họng cuả bọn nhà báo phản động, chuyên nghề phá đám. Mấy tên công an không thể không nghĩ đến cách cười sao cho thoải mái, lựa lời sao cho khỏi rát tai khi tiếp xúc với kiều dân. Tóm lại, mọi người đều tính toán, dự trù trước những phương cách để phóng ra ngoài biên giới mình đang sống, sao cho hợp với thế giới mới sắp bước vào.

Thì ra từ cô gái đến cậu trai trong tuổi biết yêu, từ ông thầy giáo đến cô học trò trong lớp, từ ông việt kiều đến tên công an hãi cảng, mọi người đều có mang một cảm tính do dự, sợ hãi, khi họ muốn bước ra ngoài thế giới cuả họ.

Đây cũng là tình trạng những cuộc biểu tình biểu dương sự chống đối cộng sản Hà nội hôm nay cuả cộng đồng hải ngoại không mấy hăng say như những năm trước. Kiều bào Việt nam hải ngoại, tuy ghét cay ghét đắng cộng sản, nhưng sở dĩ hôm nay không muốn ra mặt công khai trong cuộc biểu tình chỉ là để khỏi bị sách nhiễu quấy rầy bởi chính quyền Hà nội, mỗi lần về thăm Việt nam. Chuyện nầy thì cũng đơn giản thôi. Dù cho không thích cộng sản Hà nội, nhưng vì tình nghĩa ruột thịt gia đình mà họ đành làm những việc ngoài ý muốn. Họ không thể làm cách nào khác hơn. Tóm lại, tâm lý con người khi muốn bước qua khỏi biên giới họ đang sống không tránh được sự sợ hãi.


Con người khiếp nhược.

Hôm qua tôi nhận được cú điện thoại cuả một người nào đó khuyên người viết nên về Việt nam một chuyến để thấy sự phát triển cuả Đất nước. Khi tôi hỏi lại tên tuổi và địa chỉ người nói đầu giây, thì điện thoại cúp. Không trả lời !. Có gì mà phải úp mở ? Há lẽ hèn vậy sao ! Theo tôi thì kẻ điện thoại chỉ nằm trong hai nhóm người thuộc lãnh vực chính trị. Một là tay chân cán bộ cộng sản. Hai là số người tự phong cho mình chức lãnh tụ cuả các hội đoàn kiều bào tỵ nạn có dị ứng, sau khi đọc những bài tôi đã viết.

Nếu kẻ điện thoại là tay chân cuả cộng sản thì tôi miễn bàn. Vì họ với tôi không cùng một thế giới văn hoá. Chơi với họ là chơi với bọn cùi hủi!. Họ là những tên bịp bợm, lý luận láo khoét nói năng kiểu bảo trắng thành đen! Chẳng hạn họ dám nhân danh chính quyền Hà nội tuyên bố rằng « tại Việt nam hôm nay không có chuyện tù tội bất đồng chính kiến hay chuyện trù dập tôn giáo» thì chỉ người đui mù và câm điếc mới tin được. Hoặc những người yêu nước đưa ra lời gì là họ chụp cho cái mũ Việt gian bán nước và đem đi tù mút xương !

Điện thoại với người ta mà không dám cho tên và địa chỉ, thì chỉ là bọn ném đá dấu tay, mang tâm lý khiếp nhược và sợ hãi khi bước ra khỏi nơi ăn chốn ở cuả mình. Nếu là cộng sản thì có thể chúng sợ tôi sẻ khui ra những chuyện trái pháp luật trong ngành ngoại giao chăng ?. Nào là việc bọn chúng đã lợi dụng danh nghĩa cán bộ các toà Đại sứ Việt cộng lấy thuốc lá loại miễn thuế đi gạ bán cho bọn tỵ nạn. Nào là đem những phiếu mua essence miễn thuế dành cho các nhà Đại diện ngoại giao, đi bán theo kiểu chợ đen cho Việt kiều. Nào là gia đình các nhân viên toà đại sứ Việt cộng sau nhiệm kỳ cố ở lại làm địch vận. Tôi cũng chẳng cần phải mất thì giờ khui ra tên tuổi những cán bộ cao cấp cộng sản sang đây rữa tiền mua nhà cho mướn tại Bruxelles hay làm Hôtel tại Londres, tại Úc và tại Pháp. Bởi lẽ xưa nay tôi không có nghề dậm chân lên phần việc cuả các cơ quan công an cảnh sát hay thuế vụ.

Còn nếu kẻ điện thoại là hạng người dị ứng, vì lỡ tự phong cho mình là lãnh đạo, là chủ tịch, hoặc là cố vấn cuả những tổ chức tôn giáo và đảng phái chống cộng sản Hà nội tại hải ngoại, thì những bài viết cuả tôi cũng là dịp nói lên sự cẩu thả, sự thiếu tổ chức, sự khinh thường kiều bào, hầu những lần khác phải tích cực hơn. Không nói lên những việc nầy chỉ có nghĩa là để quý vị lãnh tụ đó cứ sao y chính bản năm nầy sang năm khác, hàng năm ngày Tết hay Noel đứng ra hô hào tổ chức « mua nem bán chả » kiếm số tiền về giúp Hà nội hay đi gạt gẫm đàn bà con gái hầu được uống bia! Không thể được !

Sự kiện hỏi tên mà không dám khai, đủ cho tôi xác quyết rằng bọn nầy bấy lâu nay là lãnh tụ rởm, là chủ tịch đần, là cố vấn ngu, là tố cộng theo cảm tính cuả bọn quen lối sống ban đêm ở chợ Cầu ông Lãnh. Cứ thấy ai không theo tổ chức mình thì chụp ngay cái nón cối Việt cộng to tổ bố lên đầu. Theo tôi thì bọn nầy là bọn khiếp nhược. Con người mang tánh khiếp nhược không thể là con người giúp ích được gì cho nhân quần xã hội và ngay cả cho việc giúp chính bản thân. Trong khi đó, sự sợ hãi, nếu có, chỉ là tâm lý chung cuả một số kiều bào tại hải ngoại trước chính sách trả thù và trù ém cuả chính quyền Hà nội, trong mỗi lần về thăm quê hương làng mạc và gia đình.

Khiếp nhược là trạng thái suy nhược thần kinh (débilité) thường dẫn con người đến hèn nhát (lâcheté), thì không thể nào làm lãnh đạo một tổ chức chính trị hay xã hội được. Con người có thể sợ hãi vì bị thú vật tấn công. Người Việt có thể sợ hãi vì nghĩ đến sự trả thù cuả chính quyền cộng sản Hà nội. Sau khi tránh được con thú tấn công hay qua mặt được sự bắt bớ cuả công an Hà nội, con người hết sợ hãi. Nói khác, sự sợ hãi có tánh cách tạm thời, còn sự khiếp nhược là vĩnh viễn. Sự sợ hãi có thể bỏ qua, nhưng sự khiếp nhược thật đáng khinh tởm.

Có biết vậy chúng ta mới càng thận trọng khi tham gia và lúc phát biểu ý kiến, hầu tránh được những nứt rạn trong cộng đồng trước thế đấu tranh Dân chủ và Tự do cho toàn dân tại quốc nội, hơn là nghĩ đến vài câu tỏ dấu sợ hãi hoặc những cú điện thoại cuả bọn khiếp nhược trên. Tâm lý bọn khiếp nhược là « đánh chùng, đâm lén, nặc danh », và cứ nghĩ rằng đã làm cho kẻ khác phải « ngán sợ» !. Cữ chỉ vũ phu và ngôn từ mất dạy đó không có nơi người có bản lãnh chính trị.



Kết luận.

Để kết luận bài nầy, tôi xin mượn lời hai nhà bình luận tiếng tăm trong cộng đồng để nói thẳng với những thành phần khiếp nhược mà thích làm lãnh tụ :

  1. Trên trang Việt báo ngày 4/5/2006, Sơn điền Nguyễn viết Khánh viết : « Từ lâu, mỗi năm vào ngày 30/4, những rừng cờ vàng ba sọc đỏ là hiện tượng thông thường trong các cộng đang người Việt ở Mỹ. Nhưng năm nay chuyện lạ xẩy ra trong vùng Dallas-Fortworth, Texas. Tại Arlington, chủ nhật vừa qua những ngọn cờ vàng vươn lên nhiều, trong một bầu không khí sôi động khác thường. Một trận đấu mang nhiều ý nghĩa đã bắt đầu». Tôi cũng tin vậy. Tin có một cuộc đấu tranh dưới dạng thức mới. Trẻ trung hơn. Lý luận thiết thực hơn..Bởi lẽ khối người tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại đủ thông minh và cương quyết loại bỏ ra ngoài các phần tử khiếp nhược, trong cuộc đối đầu với chính quyền cộng sản Hà nội, cố đòi Tự do và Dân chủ cho đất nước Việt nam.
  2. Trên trang Đàn Chim Việt ngày 29/10/2006, trong bài nói với bọn thảo khấu chuyên đi chụp mũ, Tưởng năng Tiến viết : « Thôi (Đ.M.) bỏ đi Tám ơi .... Mệt quá rồi ! Hơn nữa thế kỷ qua, chả lẽ không có sáng kiến hay sản phẩm gì mới mẻ khác sao mà phải dùng đến nón cối và mũ gián điệp như vậy ? Nó cũ và....chật ních rồi, đội không vừa dân Việt nữa đâu- nhất là những thằng dân cứng đầu... ». Thiết nghĩ quá đủ! Tôi miễn nói thêm và chỉ cầu mong những người trong hàng ngũ đấu tranh cho Dân chủ và Tự do Việt nam, nên tự sửa sai nếu dám nghĩ rằng mình đã lầm lỗi trong chiến thuật và chiến lược

Lê Hùng Bruxelles.

posted by Lien Mang Viet San @ 11/20/2006 08:19:00 PM  

<< Trở Lại Trang Đầu

 

Liên Kết

BLOGGER

 

Bạn là người thứ  

Ghé Thăm LMVS