Liên Mạng Việt San

[ Trang Liên Mạng]

[ Thời Sự VN ]

[ Bình Luận ]

[ Văn Học và Lịch Sử­]

[ Vườn Thơ ]

[ Radio/TV Online ]

Bài Đã Đăng

Trang Bài Cũ

Mục Thư Cũ

Chinh t hức thành lập ngày28/12/2005 Copy Right by Nhất Thanh

Mọi bài vỡ xin đóng góp và gửi vể Liên Mạng Việt San lienmang_vietsan@yahoo.com 

 

“Xin Đừng Chôn Tôi Gần Cộng Sản!”

Bài Viết Đăng Nhập vào: Wednesday, October 11, 2006

<< Trở Lại Trang Đầu

David DeVoss
(Weekly Standard 9/10/2006)
Volume 012, Issue 04

Trà Mi lược dịch

Phạm Xuân Ẩn, phóng viên chiến tranh tài hoa của tạp chí Time bí mật làm gián điệp cho cộng sản Hà Nội vừa qua đời ngày 20 tháng 9, 2006. Những lời cáo phó rất tử tế. Người ta nhớ đến Ẩn như một nhà báo ưu tú, ban ngày viết cho Time, ban đêm gởi mật mã và microfilm cho Việt Cộng đang quanh quẩn ở các khu rừng ngoại thành Sài Gòn.

Nhưng lời cáo phó còn thiếu, không đề cập đến việc Ẩn – người mà Hà Nội đã công kênh thành “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân” – chán ghét cái chế độ chính trị ông đã giúp cướp được chính quyền.

Tôi gặp Phạm Xuân Ẩn lần đầu vào năm 1972, khi vừa bước chân đến Việt Nam, năm mới 24 tuổi làm phóng viên chiến trường cho Tạp chí Time. Lúc ấy, Ẩn là một huyền thoại, một tay phong lưu vui tính được mệnh danh là “Tướng Givral” theo tên tiệm bán bánh và cà phê nổi tiếng trên đường Tự Do ông thường lui tới.

Mọi người đều tin tưởng Ẩn bất kể không khí ngờ vực phủ kín Sài Gòn thời đó. Khi cuộc chiến đột ngột chấm dứt cuối tháng tư 1975, gia đình Ẩn và các nhân viên khác của tạp chí Time muốn chạy thoát đều được di tản trong Khi Ẩn ở lại tiếp tục làm việc cho Time tại Sài Gòn. Ẩn điện về New York, “Tất cả phóng viên người Mỹ đã được di tản vì tình trạng khẩn trương, Văn phòng tạp chí Time hiện do Phạm Xuân Ẩn điều động”. Time tán dương quyết định ở lại của Phạm Xuân Ẩn và đăng hình ông, với vẻ căng thẳng, đứng hút thuốc giữa con phố vắng ở Sài Gòn.

Tôi gặp gia đình của Ẩn ở tại tị nạn Pendleton tại California và giúp đưa họ về Arlington, Virginia – định cư ở đó. Cuối cùng, sau một năm im lặng, vợ của Ẩn nhận được điện tín bảo bà phải trở lại Việt Nam. Dù lòng đầy lo âu và nghi ngại vợ Phạm Xuân Ẩn đã quay về theo lệnh. Đưa gia đình về lại Việt Nam xác định lòng trung thành với chính quyền cộng sản nhưng Ẩn vẫn phải đi học tập cải tạo 10 tháng ở Hà Nội (Theo Lâm Lễ Trinh, tháng 8/1978 Ẩn phải đi học tập mười tháng tại Viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, một loại trại tẩy não về chủ nghĩa Mác-Mao dành cho cán bộ trung và cao cấp.– TM)

Năm 1979, tôi trở lại Việt Nam. Đây là chuyến đầu trong suốt 24 lần tôi đến đây trong 5 năm năm liền. Việc đi lại giữa Sài Gòn của một ký giả ngoại quốc không phải là chuyện dễ trong khoảng thời gian đó, nhưng cuối cùng tôi đã thực hiện được vào năm 1981. Thành phố, Sài Gòn mà tôi biết, lúc ấy rất ảm đạm, lạnh lùng. Khách sạn đầy những “người Mỹ không đô la” (dân Việt Nam gọi người Đông Đức, người Bulgary, người Nga như thế). Công an theo sát bước của tôi đến mọi nơi mọi chỗ. Hàng ngàn người (miền Nam) Việt Nam không được việc làm vì có liên hệ với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đang vượt biển bỏ lại quê hương. Những người ở lại phải bán dần gia sản để sinh tồn.

Mục đích của tôi là đi tìm Ẩn, nhưng đây không phải chuyện dễ làm. Tất cả bản đồ Sài Gòn cũ đã bị tịch thu, đốt bỏ. Những con đường lớn đã đổi tên.

Nhà vẫn có số đấy, nhưng chúng không theo một thứ tự nào khiến không thể tìm nhà được dù có địa chỉ trong tay. Cuối cùng, trong tuyệt vọng, tôi hối lộ quan chức Hà Nội bằng thuốc bổ và tã cho trẻ con mua ở Bangkok và tôi được số điện thoại của Ẩn. Tôi gọi Ẩn. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở chợ chim, Ẩn nói, “Tôi sẽ dẫn theo con chó của tôi”.

Ẩn cũng dặn tôi không được nói hay làm gì khi thấy nhau vì công an đang theo dõi. Dường như, đến ngay cả anh hùng, người chỉ huy cả lực lượng tình báo ngoại giao, cũng không thoát khỏi lưới theo dõi. Chợ chim thực ra là lề đường (Huỳnh Thúc Kháng – TM) hai bên chồng chất hàng trăm lồng chim, người mua để thả đi lấy phúc hay nuôi làm chim cảnh. Ẩn đến, dắt theo con béc-giê, chỉ gật đầu khi đi qua mặt nhau. Ẩn và tôi lên hai cái xích lô khác nhau của hai người lính cũ miền nam nghèo khổ. Tôi theo anh ấy về nhà.

Khi đã ở trong nhà, Ẩn bày tỏ nỗi buồn nản, thất vọng ê chề trước hoàn cảnh đất nước của anh. Ẩn thở dài, “Tại sao tham gia cả cuộc chiến chỉ để thay người Mỹ bằng người Nga à?”

Ẩn cũng cho tôi biết, đã hai lần anh đưa gia đình vượt biển, đi trốn và thất bại. Lần đầu, tàu hư máy. Lần thứ hai, người lái tàu không đến, dù tàu tốt, đủ sức vượt biển. Trốn đi bây giờ lại càng khó hơn nhiều, anh nói, vì con trai Ẩn sắp được gởi đi học ở Moscow. Ẩn yêu cầu tôi sang Singapore tìm gặp một người Hoa bí ẩn, nếu được trả đúng giá, sẽ tổ chức cuộc vượt biển. Ẩn nói anh tuyệt vọng rồi.

Tôi viết một thư dài cho Time và gởi phó bản cho tất cả phóng viên của Time đã một thời phục vụ tại Việt Nam. Dự án khá nguy hiểm vì tiếng tăm của Ẩn, tôi viết. Một tướng nổi tiếng và gia đình đi trốn, làm xấu mặt đảng CSVN, nếu thất bại chắc chắn họ sẽ xử tử. Tôi cảnh cáo Time đừng làm những gì có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát của mình.

Time quyết định không tham dự vào dự án đưa người đi trốn, đầy nguy hiểm. Người tị nạn, vượt biển đã đang là mồi ngon cho hải tặc ở vịnh Thái Lan. Tàu đánh cá Thái Lan đâm vào, đánh chìm thuyền người tị nạn, chỉ vớt những thiếu nữ làm đồ tiêu khiển, làm hàng đổi chác giữa các đoàn thuỷ thủ đến khi nạn nhân chết hay phải tự sát. Đây là một quyết định rất khó khăn chúng tôi phải chấp nhận, nhưng tôi hay bất cứ ai khác ở Time đều không có kinh nghiệm đối đầu với quân hải tặc và khả năng rủi ro cho thuyền vượt biển rất lớn trong tình cảnh lúc bấy giờ.

David DeVoss: phóng viên chiến trường dầy kinh nghiệm. Thông tín viên của Time tại Việt Nam
Ẩn ở lại Việt Nam, chờ một ngày sáng sủa hơn. Cuối cùng, ngày ấy đến năm 1986 với chương trình Đổi mới của Hà Nội. Tôi quay lại Việt Nam thăm Ẩn và vợ anh, Nguyễn Thị Thu Nhạn, giữa thập niên 1990 và thấy cả hai có vẻ lạc quan hơn. Đúng như Ẩn lo ngại, con trai anh, Phạm Xuân Hoàng bị gởi đi Moscow, nhưng sau đó lại được phép đi sang North Carolina và cuối cùng tốt nghiệp luật ở Đại học Duke University. Dù được tập đoàn luật sư nước ngoài thuê làm việc với lương 4.000 USD/tháng, Phạm Xuân Hoàng làm việc cho Sở Quan hệ Ngoại giao ở thành phố Hồ Chí Minh với số lương 200 USD/tháng. Không như bố, Hoàng không phải là đảng viên đảng cộng sản.

Tuần qua, Ẩn được an táng tại nghĩa trang Sài Gòn. Lời yêu cầu sau cùng của Ẩn: đừng chôn anh gần người cộng sản.

posted by Lien Mang Viet San @ 10/11/2006 07:29:00 PM  

<< Trở Lại Trang Đầu

 

Lá thư viết về tình hình dân oan Việt Nam trong nước

<< Trở Lại Trang Đầu

Hà Nội ngày 25 – 9-2006

Bạn Hoàng Hải thân mến !

Mặc dù biết bạn rất nóng ruột muốn biết tin ngay, nhưng hôm nay tôi mới bớt chút thời gian để thư cho bạn hay tình hình của bà con dân oan Việt Nam. Tôi muốn bạn được rõ về tinh thần đấu tranh ngoan cường, dũng cảm và khôn ngoan của bà con dân oan đòi chính quyền CSVN phải trả lại quyền lợi cho họ, gia đình họ…

Cuộc đấu tranh đòi nhân quyền của bà con dân oan VN kéo dài đã nhiều năm nay, hàng ngày bà con đến nhà riêng của các ông Thủ tướng, Tổng bí thư, Bộ trưởng bộ công an, Chủ tịch nước… kêu gào phản đối vì dân oan đến nơi gọi là trụ sở tiếp dân của Trung ương ĐCSVN, Chính phủ, quốc hội và Thanh tra đưa đơn nhưng nơi này chỉ có nhận mà không có làm nên đơn dân đưa thì cứ để đấy mặc dân. Buộc người dân oan phải vùng lên đòi chính quyền CS VN phải xem xét giải quyết dứt điểm trả lại quyền lợi cho họ.

Ngày 20-9-2006, vào khoảng 7 giờ sáng những người dân oan của nhiều tỉnh thành ở trăm miền đất nước đổ về Hà Nội kêu oan, khiếu kiện mất đất, mất nhà, mất tài sản, bị tù giam oan sai và thời gian kêu kiện đã nhiều năm, nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Đoàn bà con dân oan hơn 30 người của tỉnh Bắc Giang, tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An… đi bộ từ vườn hoa Mai Xuân Thưởng - đối diện Văn phòng trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng CSVN - đến Văn phòng Quốc hội số 35 phố Ngô Quyền - quận Hoàn Kiếm – Hà Nội để đội đơn kêu oan. Khi đến nơi thì cán bộ CSVN không cho dân vào Văn phòng, cũng không có một ai ra tiếp và nhận đơn của dân. Đoàn dân oan đành ngồi ngoài vỉa hè và đồng loạt mặc những áo vải xô trắng – áo này họ xin của các nhà có đám ma và viết các dòng khẩu hiệu, biểu ngữ như : “Đả đảo Đào Xuân Cần bí thư tỉnh uỷ ĐCS Bắc Giang, đả đảo Thân Văn Mưu và Nguyễn Đăng Khoa - chủ tịch và phó chủ tịch Uỷ ban ND tỉnh Bắc Giang bao che tham nhũng…” Nhà sư Thích Đàm Thoa là phó ban đại diện dân oan Bắc Giang hiên ngang đeo khẩu hiệu có dòng chữ : “Việt Nam vi phạm nhân quyền, trà đạp dân chủ, đàn áp tôn giáo”… Bà con dân oan Bắc Giang ngồi biểu tình, giương biểu ngữ ở cửa Văn phòng quốc hội được một lúc thì cán bộ tiếp dân không thấy nhưng công an CSVN thì xuất hiện ngay. Một đám đông công an nhiều gấp mấy lần dân oan, cứ 2-3 công an họ quây 1 người dân lại, họ giằng biểu ngữ, xé áo của dân oan và khênh tống dân lên xe, công an áp chế bà con như đối với kẻ phạm tội, mặc cho bà con phản đối. Bị đối xử như vậy nên không khí bức xúc lên đỉnh điểm, ông Nguyễn Tiến Lựa trưởng đoàn đại diện dân oan của tỉnh Bắc Giang trong tay đang có nhiều công văn của các cấp cao ở Trung ương nội dung nói đang giải quyết nhưng đã từ nhiều năm nay, mà sự việc cứ đứng yên một chỗ, phẫn uất nói to : “luật gì mà để dân đi khiếu kiện hàng chục năm thế” thì bị ngay tên công an mặc sơ mi ngồi trên ô tô túm tóc dúi đầu ông Lựa, đánh túi bụi. Người dân thấy cảnh đó không chịu được, hô to : mày đánh người, chúng tao sẽ tập trung đánh chết mày trên xe này, vì mày là xã hội đen, mày dám đánh dân oan chúng tao nghe vậy tên công an giả danh đầu gấu này phải chùn tay.

Sau khi dồn được dân lên ô tô, công an chia bà con ra làm 2 nơi để dễ bề đàn áp. Họ cho một tốp bà con đến đồn công an phường hàng Bài ở 49 phố hàng Bài và tốp kia họ chở bà con vào đồn công an phường Phan Chu Trinh, 2 đồn công an này đều thuộc quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Bà con dân oan bị nhốt trong đồn đến 12 giờ trưa họ vẫn không cho ăn, uống gì mặc bà con bị bỏ đói ngồi đấy. Ở đồn công an hàng Bài, nhờ có người nhà của một dân oan đến tiếp tế cho bà con, khi mang thức ăn nước uống đến công an lại còn gây khó dễ và vu cho là đem thuốc độc hại bà con, sau bị dân oan phản đối (chắc công an từng đánh thuốc bà con nên mới nghĩ như vậy) và một bà kêu có thuốc tao ăn, tao chết, mặc tao… lúc đó họ mới cho dân oan nhận đồ ăn tiếp tế. Lúc muốn đi toa lét thì công an họ dắt từng người đi, làm bà con rất phẫn nộ : chúng tao có phải là tù nhân đâu, mà đi đái cũng phải có đứa đi theo để nhìn cái kín nhất của người đàn bà. Công an hết việc làm rồi à. Bị dân chửi rát mặt quá, tên công an này cũng phải thốt lên : lại phải chịu cái đận này nữa.

Đến 14 giờ chiều công an giải thích bà con tập trung đông người là vi phạm (điều 38/CP do Phan Văn Khải ký), đeo biểu ngữ, biểu tình không xin phép cấp có thẩm quyền là vi phạm… bắt bà con ký biên bản để nộp phạt. Một quyết định bóp nghẹt dân quyền, dân chủ của Thủ tướng CSVN nên khi công an vừa đọc cái nghị quyết này thì bà con phản đối luôn.

Và tuy bị công an áp chế nhưng bà con rất dũng cảm, không hề sợ sệt, họ phản đối kịch liệt : “Anh (công an) nói chúng tôi vi phạm luật, trước tiên chúng tôi phê bình công an không mặc quân phục, không đeo phù hiệu, bắt người không có lệnh, đánh dân tuỳ tiện, vô cớ cướp đơn từ của dân. Nhà nước đang hô hào chống tham nhũng, anh bắt dân chúng tôi là anh đang bảo vệ cho bọn tham nhũng”. Công an đuối lý đành chống chế : trong cái hoạ có cái may bà con bị chúng tôi bắt hôm nay thì mới được tỉnh giải quyết.

Đến 17 giờ 30 chiều thì công an tỉnh Bắc Giang cho ô tô lên chở bà con dân oan Bắc Giang về tỉnh nhà. Khi đến thành phố Bắc Giang số bà con này bị chở thẳng vào trại giam Kế của tỉnh. Tại đây bà con, cứ một người bị dồn vào một phòng do 2 công an hỏi cung. Vừa đói mệt, lại bị đối xử hơn kẻ tội phạm, tất cả mọi người phản đối tại sao lại hỏi cung ban đêm có phải bức cung không… chúng tôi đi đòi quyền lợi của mình chứ chúng tôi có đi cướp của ai cái gì đâu mà tại sao công an là bạn của dân mà đối xử với dân như thế này. Tại sao chúng tôi bị bắt từ sáng đến giờ gần 20 giờ đêm không cho chúng tôi một miếng cơm, một ngụm nước mà lại còn giam hãm, bức cung chúng tôi từ người già trên 80 tuổi như ông Phạm Văn Nho người ở Yên Thế … công an gì mà dã man vậy. Nhà sư Thích Đàm Thoa gọi điện báo cho Luật sư nhân quyền và công an của Bộ công an biết về tình hình dân oan bị đàn áp. Công an thấy vậy đành đuổi bà con ra khỏi trại giam để phi tang chứng là bỏ đói và bức cung bà con dân oan. Đoàn người đói lả này lại cố gắng gượng đi bộ hơn 3 km đến nhà ông Đào Xuân Cần bí thư tỉnh uỷ ĐCS Bắc Giang và nằm màn trời chiếu đất chịu sương gió, muỗi dĩn đốt lằn người ở cửa nhà ông bí thư.

Sáng ngày hôm sau 21-9-2006, mở cửa nhìn thấy bà con dân oan khi thế hừng hực, ông bí thư vội mời bà con vào nhà và gọi điện yêu cầu ông phó bí thư Trọng thay mặt ông tiếp bà con dân oan Bắc Giang tại trụ sở tiếp dân của tỉnh uỷ ĐCS Bắc Giang.

Khi được tin lãnh đạo cao nhất của ĐCS tỉnh Bắc Giang tiếp dân, thì rất nhiều bà con dân oan đã kéo đến và cũng xin vào được tiếp có người nói tôi cũng đi Hà Nội nhưng không bị công an bắt nên đều không được quan CSVN tiếp. Và cuộc tiếp dân của ông phó bí thư tỉnh Bắc Giang đã phản ánh đúng như lời nói của công an Hà Nội ngày 20-9-2006 khi nói với bà con bị bắt ở đồn công an Hà Nội : những ai bị bắt đưa về trại giam của tỉnh, có danh sách công an Hà Nội gửi về vì đi biểu tình ở Hà Nội thì hôm nay mới tiếp… mặc dù 30 bà con dân oan hôm này mới nghe tin đến xin gặp đều bị đẩy ra ngoài đường, có bà như bà Cậy lăn xả vào xin gặp kêu khóc cha, khóc mẹ ầm cả lên, công an vẫn cứ xốc nách lôi ra không cho gặp “quan lớn CS” dù cho bà này đi đòi quyền lợi cho mẹ là người có công với Cách mạng VN từ thời 1945 nay chưa được hưởng. Việc đối xử của các ông quan CS này đã gây phẫn uất cho bà con, mọi người đứng ngoài đường hô to : như vậy các ông bảo chúng tôi phải đi biểu tình ở Hà Nội, phải mặc áo đả đảo chính quyền tham nhũng, phải giơ biểu ngữ và bị công an Hà Nội bắt đưa về trại giam thì các ông mới giải quyết. Chính các ông CS này là người xúi giục chúng tôi đi biểu tình.

Ngày 20-9-2006, cùng ở Hà Nội còn có hơn 40 người thuộc đoàn dân oan Vân Đồn - Cẩm Phả - Quảng Ninh lên Hà Nội đưa đơn khiếu kiện về việc bị chính quyền CS tỉnh Quảng Ninh cướp đất đai của bà con đi khiếu kiện nhiều năm vẫn không được giải quyết. Tối hôm sau đoàn dân oan này đang ngồi nghỉ ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng thì 5 thanh niên trong đó 4 mặc quân phục công an không đeo phù hiệu đứng che cho 1 tên trong bọn mặc áo đen xông vào đánh dân oan Quảng Ninh. Tên công an giả danh đầu gấu này rất hung dữ, hắn thẳng tay đánh bà con làm cho chị Đỗ Thị Gặt bị ngã đập đầu xuống nền gạch, ngất đi hơn 20 phút không được đưa đi cấp cứu. Bà con dân oan lúc này đã đoàn kết lại cùng phản kháng, nên công an đồn Thuỵ Khuê - quận Ba Đình – Hà Nội là Dương Sông Lam mặc quân phục đến giải vây cho tên công an áo đen. Nhưng nhờ có bà con Hà Nội đang ngồi chơi ở vườn hoa bất bình hành động của công an đã cùng dân oan xông vào vây bắt nên đã giữ được Dương Sông Lam và bắt Lam phải có trách nhiệm đưa chị Gặt đi cấp cứu. Do sự phản kháng của người dân, nên Lam đã phải xuất trình phù hiệu để chứng minh mình là công an vì nếu không người dân sẽ đánh chết vì ông là công an giả danh đầu gấu, đánh đập và cướp tài sản của bà con Quảng Ninh. Mọi người đã chụp được hình của công an Dương Sông Lam.

Cuộc biểu tình của bà con dân oan tỉnh Quảng Ninh ngày quyết liệt, vì sau khi công an đưa chị Gặt đi bệnh viện cấp cứu, nhưng bác sỹ bệnh viện Sanh Pôn vô trách nhiệm, lại còn sỉ nhục người dân : bác sỹ bảo cứ đi khiếu kiện nhiều vào, không cho nhập viện, không cứu chữa… người dân oan cõng chị Gặt về đặt ở cửa nhà ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Công an ở đây sợ quá liền chối bảo đây không phải nhà Thủ tướng, nhưng biết không lừa được dân oan thì họ gọi hơn 40 công an nữa đến dùng dùi cui điện dí vào dân nổ tanh tách, làm bà Phạm thị Năng 75 tuổi mẹ liệt sĩ ở Quảng Ninh ngã xoài ra đất, làm bà cụ vãi đái ra ướt hết quần.

Nhưng tinh thần đấu tranh của bà con dân oan ngày một dũng cảm vì họ bị Chính quyền CSVN đàn áp, đè nén cướp bóc ngày một trắng trợn. Bạn theo dõi thì thấy ngay báo chí quốc doanh của CSVN cũng đưa tin hàng ngày về những vụ “ăn đất” của các quan tham CSVN. Đất nào của họ, đất nào của CSVN nếu không phải là đất đi ăn cướp của dân. Người dân không còn biết trông vào đâu, kêu ai vì CSVN một mình một chợ thích cướp của ai là cướp… ai giám sát họ : quan bé ăn bẩn đàng quan bé, quan lớn gặm đất đàng quan lớn. Nên người dân chỉ còn một con đường là đứng thẳng lên đòi chính quyền CSVN phải trả lại quyền lợi cho họ, không được coi thường dân, khinh rẻ dân.

Như vậy cùng đi đòi quyền lợi cho mình, nhưng đoàn dân oan Bắc Giang kiên cường đấu tranh, bị công an Hà Nội bắt và bị chở về trại giam của tỉnh thì số bà con này được cán bộ tiếp giải quyết. Còn đoàn dân oan Vân Đồn - Quảng Ninh thì do chưa nhất trí biểu tình nên bị đàn áp ngay và bà con phải tự về mà chẳng có ai được giải quyết.


Nhân tiện gửi bạn bức thư này, tôi cũng gửi tặng kèm một bức ảnh hình chụp một bà mẹ VN đang ngồi trong túp lều rách nát ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng - đối diện Văn phòng trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng CSVN. Bà đã được CSVN phong tặng là Bà mẹ VN anh hùng có công lao thành tích với chế độ CSVN. Bà đã được tặng nhiều huân huy chương đeo đầy ngực, treo đầy tường nhà. Nhưng cuối cùng vẫn không tránh khỏi trở thành dân oan, người dân bị áp bức của chính chế độ mà bà đã đóng góp một phần xương máu của mình xây dựng nên. Đó là trường hợp bà Sáu Gà quê ở Kiên Giang tức tỉnh Rạch Giá cũ, đồng hương với ông Lê Hồng Anh Bộ trưởng công an của chế độ CSVN hiện nay. Bà có một người con bị CSVN bắt oan sai kết án bỏ tù mười mấy năm. Nhà cửa mấy tầng lầu ở quê bị tịch thu để sung công quỹ nhà nước. Hoàn cảnh bà bị dồn đến đường cùng, buộc lòng bà phải khăn gói lên tỉnh rồi ra trung ương Hà Nội để khiếu kiện cho mình và người con. Bà ăn sương nằm gió ngoài vườn hoa Mai X ân Thưởng hơn 4 năm trời cùng với một người dân oan là chị Nguyễn Thị Huần - một chiến sĩ thanh niên xung phong, một bộ đội của đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử thời chiến tranh. Nhưng mặc cho bà bền lòng khiếu kiện, không một cơ quan trung ương nào giải quyết, đoái hoài đến trường hợp của gia đình bà mà họ còn cưỡng chế buộc bà phải trở về quê. Cho đến nay số ph ận của Bà mẹ VN anh hùng này sống chết ra sao, giờ này không ai hay biết. Nhưng có một điều chắc chắn bi kịch của những người dân như bà Sáu Gà hay chị Huần hay muôn vàn người dân khác trên đất n ước này, mà trư ớc đ ây họ đã gi úp cho ĐCS VN làm nên cái gọi là chiến thắng vĩ đại trong cuộc “kháng chiến chống M ỹ xâm lược” năm xưa thì vẫn đầy dẫy trong chế độ CSVN ngày nay không sao kể hết. Đó chính mới là bi kịch thực sự v à v ĩ đại nhất cho đất nước còn khốn khổ của chúng ta.

Và tôi cũng xin thông báo cho bạn hay về tình hình của chị Nguyễn Thị Chỉnh và anh Phạm Văn Dũng là dân oan vụ Tây sông Vân – tỉnh Ninh Bình do chỉ có đọc tờ báo in từ trên mạng Internet mà nay bị Chính quyền CSVN chụp mũ là phản động và phạt tù giam 56 tháng. Dân oan VN hiện nay bị Chính quyền CSVN khủng bố đàn áp bằng mọi cách, dã man hơn cả thời phong kiến xưa kia.

Tôi viết những dòng này gửi cho bạn, mong bạn biết được một phần nào tình hình bà con dân oan VN ở trong nước và rất mong bạn giúp sức chia sẻ cùng bà con dân oan.


Thôi thư đã dài và đêm đã khuya, một ngày mới đang tới. Xin chào bạn, chúc sức khoẻ dồi dào. Hẹn thư sau sẽ tin cho bạn biết nhiều hơn.


Thân ái.

Quang Minh

posted by Lien Mang Viet San @ 10/11/2006 07:15:00 PM  

<< Trở Lại Trang Đầu

 

Liên Kết

BLOGGER

 

Bạn là người thứ  

Ghé Thăm LMVS